RSS

Category Archives: Chính trị

BÀI HỌC CHO CỜ VÀNG CHỐNG CỘNG

cxn

Đọc thêm nhé: Vạch trần bộ mặt phản động của “Diễn đàn xã hội dân sự”

Không ai có thể đếm hết được những đầu bếp chuyên chế biến thức ăn cho cờ vàng, nhưng thợ giỏi thì không nhiều, cùng món “rận chó hay là món chiên ghẻ” nhưng mỗi anh chế biến một kiểu, có anh chế biến để hạp khẩu vị con chiên, có anh thêm nếm cho nó hạp cái vị cay cú cờ vàng và thế là đủ để ăn khách, cũng những món này nhưng có anh bị tổ trác, xào nấu nhạt nhẽo lại quá hưng phấn thêm nếm quá tay bởi vậy cứ thối um cả lên, mà ngay cả cờ vàng cực đoan thứ thiệt cũng không thể ngửi nổi và rồi cuối cùng thì quay ra cắn nhau – Vui đáo để.!


Bọn chống cộng cực đoan người Việt ở hải ngoại đã điên cuồng chống phá đất nước 38 năm qua, chúng là loại gì khi những người Việt yêu nước vẫn chưa đặt cho bọn chúng một cái tên cho đúng nghĩa – Nếu chúng muốn được gọi là con người thì hãy đọc bài nói chuyện của Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã qua 13 năm nhưng thông điệp vẫn còn nguyên giá trị về giáo dục với chúng.

Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ .

“Let the days when we talk past each other be gone for good. Let us acknowledge our importance to one another. Let us continue to help each other heal the wounds of war, not by forgetting the bravery shown and the tragedy suffered by all sides, but by embracing the spirit of reconciliation and the courage to build better tomorrows for our children. May our children learn from us that good people, through respectful dialogue, can discover and rediscover their common humanity, and that a painful, painful past can be redeemed in a peaceful and prosperous future – Hãy chấm dứt vĩnh viễn những ngày tháng khi chúng ta nói át lẫn nhau. Hãy công nhận vai trò quan trọng của mỗi bên. Chúng ta hãy tiếp tục giúp nhau hàn gắn những vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự dũng cảm cũng như những thảm kịch của các bên, mà bằng tinh thần hoà giải và sự can đảm để xây dựng một tương lai xán lạn hơn cho con em chúng ta“.

Bài phát biểu Tổng thống Bill Clinton tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Cám ơn các bạn rất nhiều và chào các bạn.

Tôi không thấy có một nơi nào thích hợp hơn là Ðại học Quốc gia Việt Nam để tôi bắt đầu chuyến thăm ở thời điểm tràn đầy hy vọng của lịch sử cho cả hai nước chúng ta. Tôi đã học được một câu tiếng Việt; và tôi sẽ cố gắng đọc câu ấy. Nếu tôi đọc sai, các bạn cứ cười thỏa thích. Xin chào các bạn. (vỗ tay)

Biết bao hứa hẹn của quốc gia trẻ trung này được tích luỹ nơi đây. Tôi được biết rằng các bạn đã có những chương trình trao đổi với gần 100 các trường đại học, từ Canada đến Pháp và Hàn Quốc. Và các bạn cũng đang tiếp đón hơn 12 sinh viên từ trường đối tác – Ðại học California Hoa Kỳ – hiện đang học tại đây.

Tôi chào mừng những nỗ lực to lớn của các bạn trong việc hoà nhập với thế giới. Dĩ nhiên, tôi cũng biết rằng cũng như mọi sinh viên khắp nơi, các bạn còn bận tâm nhiều chuyện khác ngoài việc đèn sách. Ví dụ: vào tháng 9, các bạn vừa phải học và vừa theo dõi thành tích của cô Trần Hiếu Ngân tại Sydney . Và tuần này, các bạn lại vừa học vừa cổ vũ cho các anh Lê Huỳnh Ðức và Nguyễn Hồng Sơn tại cuộc tranh tài bóng đá tại Bangkok . (vỗ tay).

Tôi lấy làm hân hạnh là Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đầu tiên đến Hà Nội và thăm trường đại học này. Và tôi làm như thế với một ý thức rằng lịch sử giữa hai quốc gia chúng ta thật gắn bó, vừa là nguồn đau thương cho các thế hệ đã qua vừa là nguồn hứa hẹn cho các thế hệ sắp tới.

Cách đây 2 thế kỷ, trong những ngày đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chúng tôi đã vượt biển để tìm các đối tác thương mại và một trong các nước mà chúng tôi tiếp cận đầu tiên là Việt Nam. Thật vậy, một trong các nhà lập quốc của Hoa Kỳ, Ngài Thomas Jefferson, đã tìm cách mua hạt giống gạo Việt Nam để trồng trên nông trại của mình tại Virginia cách đây đã 200 năm. Vào lúc thế chiến thứ hai xảy ra, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã là một xứ tiêu thụ đáng kể các hàng xuất khẩu từ Việt Nam .

Vào năm 1945, trong ngày lập quốc của các bạn, những ngôn từ của Thomas Jefferson đã được chọn để vang vọng trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập của các bạn: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hoá đã cho chúng ta những quyền chắc chắn không thể xâm phạm được; đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Dĩ nhiên, tất cả những điểm gặp gỡ nhau trong lịch sử 200 năm nay đã bị lu mờ trong vài thập niên vừa qua bởi cuộc xung đột mà chúng tôi gọi là Chiến tranh Việt Nam và các bạn gọi là Kháng chiến chống Mỹ. Hẳn là các bạn đã biết rằng ở Washington D.C., tại Quảng trường Quốc gia có một bức tường đá đen đã được khắc tên của những người Hoa Kỳ đã bỏ mình tại Việt Nam. Tại tượng đài trang nghiêm này, một số cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng nhắc đến “mặt bên kia của bức tường,” sự hy sinh chồng chất của nhân dân Việt Nam hai miền trong cuộc xung đột đó – hơn 3 triệu thường dân và chiến sỹ dũng cảm.

Nỗi đau khổ chung này đã tạo cho hai quốc gia chúng ta một mối quan hệ không giống bất cứ quan hệ nào khác. Cũng do cuộc xung đột này, Hoa Kỳ hiện nay là quê hương của 1 triệu người Mỹ có tổ tiên là Việt Nam . Cũng do cuộc xung đột này, 3 triệu cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phục vụ tại Việt Nam , cũng như nhiều nhà báo, nhân viên đại sứ quán, nhân viên cứu trợ và nhiều người khác nữa, đã mãi mãi gắn liền với quốc gia của các bạn.

Cách đây gần 20 năm, một nhóm quân nhân Hoa Kỳ đã đi bước đầu tiên để tái lập những mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam . Họ trở lại Việt Nam lần đầu tiên kể từ cuộc chiến, và khi họ đi bộ trên những đường phố Hà Nội, nhiều người Việt Nam biết họ đến thăm và đã tiến lại hỏi họ: các bạn có phải là binh sĩ Hoa Kỳ không? Chưa ngờ trước chuyện gì sẽ xảy ra đối với họ, những cựu chiến binh của chúng tôi trả lời: Ðúng vậy. Và họ cảm thấy thật nhẹ nhõm xiết bao khi những người Việt Nam nói với họ một cách giản dị là: chào mừng các bạn đến Việt Nam .

Tiếp đó, nhiều cựu chiến binh cũng đã đến đây gồm cả những cựu chiến binh và anh hùng Hoa Kỳ tên tuổi hiện đang phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ: Nghị sỹ John McCain, Nghị sỹ Bob Kerrey, Nghị sỹ Chuck Robb, và Nghị sỹ John Kerry của bang Massachusett, là người có mặt tại đây với tôi, cùng một số hạ nghị sĩ của chúng tôi, trong số đó có vài cựu chiến binh của cuộc xung đột ở Việt Nam.

Khi họ đến đây, họ đã nhất quyết tôn vinh những người đã tham chiến mà không khơi lại cuộc chiến; nhớ lại lịch sử của chúng ta nhưng không kéo dài nó mãi mãi; để cho lớp trẻ như các bạn tại hai quốc gia chúng ta có một cơ hội sống vì tương lai, chứ không phải sống với quá khứ. Như Ðại sứ Pete Peterson đã nói một cách thật hùng hồn, “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Cái mà chúng ta có thể thay đổi được đó là tương lai.”

Mối quan hệ mới giữa chúng ta trở nên mạnh hơn, khi các cựu chiến binh Hoa Kỳ thành lập những tổ chức phi lợi nhuận để hoạt động giúp đỡ nhân dân Việt Nam, chẳng hạn như cung cấp những dụng cụ cho những người bị thương tích chiến tranh để giúp họ sống một cuộc sống bình thường. Sự tận tình của Việt Nam giúp trao trả hài cốt những quân nhân của chúng tôi trở về với gia đình họ là sự thúc đẩy lớn nhất để cải thiện mối quan hệ. Có rất nhiều người Hoa Kỳ tại đây đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực đó, gồm cả Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh của chúng tôi, Ngài Hershel Gober.

Lòng mong muốn được đoàn tụ với thân nhân thất lạc là điều dễ hiểu đối với tất cả chúng ta. Nhiều người Mỹ rất cảm động khi biết rằng chương trình truyền hình mà người Việt Nam xem nhiều nhất vào mỗi chủ nhật là chương trình nhờ khán giả giúp họ tìm kiếm những thân nhân mất tích trong chiến tranh cách đây rất lâu.

Và chúng tôi biết ơn những người dân làng Việt Nam đã giúp tìm kiếm những người mất tích của chúng tôi và vì thế đem lại sự ổn định tinh thần cho những gia đình người Mỹ khi họ biết rằng chuyện gì thật sự đã xảy ra đối với thân nhân của họ.

Chưa bao giờ có hai quốc gia nào đã làm được những việc mà chúng ta cùng nhau đang làm để tìm kiếm những người mất tích trong cuộc xung đột ở Việt Nam . Rất nhiều đội Hoa Kỳ và Việt Nam đã làm việc cùng nhau, đôi khi tại những nơi chốn khó khăn và nguy hiểm. Chính phủ Việt Nam đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu và thông tin của chính phủ để hỗ trợ cuộc tìm kiếm của chúng tôi. Và để đáp lại, chúng tôi đã cung cấp được cho Việt Nam gần 400.000 trang tài liệu có thể trợ giúp cuộc tìm kiếm của các bạn. Trong chuyến thăm này, tôi mang thêm 350.000 trang tài liệu mà tôi hy vọng sẽ giúp các gia đình Việt Nam tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy đến với những thân nhân thất lạc của họ.

Hôm nay, tôi đã trân trọng trao cho Chủ tịch nước của các bạn, Ngài Trần Ðức Lương những tài liệu này. Tôi cũng nói với chủ tịch rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 1 triệu trang tài liệu nữa trước cuối năm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp trợ giúp và kêu gọi sự giúp đỡ của các bạn, khi cả đôi bên giữ lời cam kết là làm bất cứ việc gì chúng ta có thể làm được cho đến khi nào đạt được một thống kê đầy đủ nhất về thân nhân của
chúng ta.

Sự hợp tác của các bạn trong sứ mạng đó qua 8 năm nay đã được đáp lại bằng việc Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam những khoản vay quốc tế, tái lập thương mại giữa hai quốc gia chúng ta, thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức và đã ký Hiệp định Thương mại trọng yếu vào năm nay.

Sau cùng, chúng tôi xem Việt Nam như một quốc gia, chứ không phải như một cuộc chiến tranh như các bạn đã yêu cầu trong bao nhiêu năm qua. Một quốc gia với tỷ lệ dân biết chữ cao nhất ở Ðông Nam á; một quốc gia mà giới trẻ vừa đoạt được ba huy chương vàng tại cuộc thi Toán học Olympiad Quốc tế Seoul; một quốc gia của những doanh gia tài năng, tận tuỵ đang xuất hiện sau những năm xung đột và bất ổn, và hướng tới một tương lai xán lạn.

Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu một giai đoạn mới trong mối quan hệ đôi bên, vào lúc khi mọi người trên toàn thế giới buôn bán với nhau nhiều hơn, đi lại nhiều hơn, biết nhau nhiều hơn và nói chuyện với nhau nhiều hơn bao giờ hết. Vào lúc khi mọi người tự hào về nền độc lập quốc gia của mình, thì chúng ta đều biết rằng chúng ta đang trở nên ngày càng lệ thuộc lẫn nhau hơn. Sự di chuyển của con người, tiền tài và ý tưởng xuyên biên giới, thành thật mà nói, đã tạo ra những sự ngờ vực giữa những công dân tốt thuộc mọi quốc gia. Họ lo lắng về xu hướng toàn cầu hoá do những hậu quả bất ổn và không lường trước được.

Tuy vậy, xu hướng toàn cầu hoá không phải là một thứ mà chúng ta có thể ngăn cản hoặc loại trừ được. Sự kiện kinh tế này tương đương với lực của thiên nhiên như gió hoặc nước. Chúng ta có thể dồn gió cho căng buồm. Chúng ta có thể dùng nước để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể cố gắng chống lại bão và lũ lụt để bảo vệ nhân dân và tài sản. Nhưng chúng ta chẳng thể nào phủ nhận sự hiện hữu của gió và nước, hoặc tìm cách loại chúng. Xu hướng toàn cầu hoá cũng thế. Chúng ta có thể nỗ lực để tối đa hoá cái lợi của nó và giảm thiểu những rủi ro, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước xu hướng này và nó cũng sẽ không tự biến mất.

Trong thập niên qua, khi khối lượng thương mại trên thế giới đã tăng gấp đôi, số lượng đầu tư từ những quốc gia giàu vào những quốc gia đang phát triển đã tăng gấp sáu lần, từ 25 tỷ đô la vào năm 1990 lên đến hơn 150 tỷ đô-la vào năm 1998. Những quốc gia đã mở cửa nền kinh tế của họ trong hệ thống thương mại quốc tế đã tăng trưởng nhanh ít nhất gấp đôi so với những quốc gia có nền kinh tế khép kín. Công ăn việc làm của các bạn trong tương lai rất có thể tuỳ thuộc vào thương mại và đầu tư của nước ngoài. Nói đến đây tôi chợt nghĩ, chỉ còn 8 tuần nữa tôi sẽ mãn nhiệm, tôi nghĩ là việc làm sau này của tôi rất có thể tuỳ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài.

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách Ðổi Mới, gia nhập APEC và ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ, và giải thể hợp tác xã nông nghiệp, để nông dân tự do trồng trọt những gì họ muốn và thu nhập trên chính thành quả lao động của họ. Những kết quả này là minh chứng hùng hồn nhất về sức mạnh của các thị trường của các bạn và các khả năng của nhân dân các bạn. Các bạn không chỉ khống chế được tình trạng suy dinh dưỡng mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới và đã đạt được sự phát triển kinh tế toàn diện mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế có chậm lại và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có giảm đi. Ðiều này cho thấy rằng bất kỳ một nỗ lực nào nhằm tránh xa khỏi những rủi ro của một nền kinh tế toàn cầu thì đồng thời cũng khiến mình không được thừa hưởng những phần thưởng cũng từ đó mà có.

Vào mùa hè năm nay, Ngài Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói, và tôi xin được trích dẫn nguyên văn: “Chúng tôi chưa đạt được tầm phát triển xứng với các khả năng của đất nước chúng tôi. Và chỉ có một cách duy nhất là mở cửa hơn nữa nền kinh tế.” Nên trong mùa hè năm nay, điều mà tôi tin tưởng sẽ được xem là một bước trọng yếu trên con đường các bạn tiến tới sự thịnh vượng trong tương lai, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký một hiệp định thương mại song phương có tính lịch sử, xây dựng một nền tảng để Việt Nam cuối cùng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Theo Hiệp định này, Việt Nam sẽ cho phép các công dân của mình, và dần dần sẽ cho phép công dân của các nước khác, các quyền được nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối hàng hoá; cho người dân Việt Nam các quyền mở rộng để quyết định vận mệnh kinh tế của chính họ. Việt Nam đã đồng ý sẽ đưa ra các quyết định quan trọng của mình theo nền pháp trị và hệ thống thương mại quốc tế, tăng cường nguồn thông tin tới mọi người dân, và đẩy mạnh sự thăng tiến của nền kinh tế tự do và khu vực kinh tế tư nhân.

Tất nhiên, điều này sẽ tốt cho các đối tác nước ngoài của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ. Nhưng nó sẽ còn tốt hơn nữa cho các doanh nhân Việt Nam, là những người đang nỗ lực xây dựng việc kinh doanh của chính họ. Theo hiệp định này, theo tin Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể thu được thêm 1,5 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm và hàng năm chỉ riêng từ hàng xuất khẩu.

Cả hai quốc gia chúng ta đều ra đời từ một bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Bản Hiệp định Thương mại này là một dạng của Bản Tuyên Ngôn Lệ Thuộc Lẫn Nhau, một lời tuyên bố rõ ràng và không mập mờ rằng sự phồn vinh trong thế kỷ 21 tuỳ thuộc vào sự giao lưu kinh tế của một quốc gia với thế giới.

Sự mở rộng mới này là một cơ hội to lớn cho các bạn. Nhưng nó chưa đảm bảo thành công. Vậy thì phải làm những gì khác? Việt Nam là một quốc gia trẻ trung, với 60% dân số dưới tuổi 30, và mỗi năm có 1,4 triệu người tham gia lực lượng lao động. Những vị lãnh đạo của các bạn hiểu rằng chính phủ và các công ty quốc doanh không thể mỗi năm tạo ra 1,4 triệu việc làm mới. Họ biết rằng những ngành công nghiệp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hôm nay, như máy tính, viễn thông, công nghệ sinh học, là những ngành dựa trên kiến thức. Ðó là lý do tại sao những nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng nhanh hơn khi giới trẻ được học cao hơn, khi phụ nữ có những cơ hội được đi học như nam giới, khi những người trẻ như các bạn có mọi cơ hội khảo sát những ý tưởng mới rồi chuyển những ý tưởng đó thành những cơ hội kinh doanh cho chính mình.

Quả thực như vậy, tất cả các bạn có mặt tại hội trường này ngày hôm nay phải là động lực tạo nên sự phồn vinh của Việt Nam trong tương lai. Như Chủ tịch nước Trần Ðức Lương đã tuyên bố, nội lực của một quốc gia là trí tuệ và năng lực của nhân dân.

Hoa Kỳ hết sức khâm phục trí tuệ và năng lực của các bạn. Một trong những chương trình trao đổi giáo dục lớn nhất của chính phủ chúng tôi là với Việt Nam . Và chúng tôi muốn tăng thêm nữa. Thượng nghị sỹ Kerry có mặt tại đây, và tôi đã nhắc đến ông trước đó, đang dẫn đầu cho một nỗ lực tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và những cựu chiến binh khác của cuộc xung đột tại đây, đang hoạt động nhằm thiết lập một tổ chức mới gọi là Quỹ Giáo dục Việt Nam. Một khi được thông qua, quỹ này sẽ hỗ trợ 100 học bổng hàng năm, tại đây hoặc tại Hoa Kỳ, cho những người nghiên cứu hoặc giảng dạy khoa học, toán, công nghệ và y khoa.

Bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng tài trợ thêm cho những chương trình trao đổi để dự án này có thể được thực hiện ngay. Tôi hy vọng một số người trong các bạn sẽ có cơ hội tham gia. Và tôi cảm ơn Thượng nghị sỹ Kerry vì ý tưởng tốt đẹp này. Cảm ơn Ngài vì những gì Ngài đã thực hiện.

Tôi muốn nói, cái cũng quan trọng như kiến thức chính là cái lợi của kiến thức, mà cái lợi này thì bị hạn chế bởi những giới hạn thái quá trong việc sử dụng kiến thức. Người Mỹ chúng tôi tin tưởng ở sự tự do được tìm tòi, du lịch, suy nghĩ, phát biểu, định hướng những quyết định tác động đến cuộc sống của chúng tôi làm phong phú cuộc sống của mọi người và mọi quốc gia mà trong nhiều khía cạnh vượt ra xa ngoài phạm vi kinh tế.

Cho đến nay, thành tích của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này vẫn chưa được hoàn hảo. Rút cuộc, chúng tôi phải mất một thế kỷ mới xoá bỏ được nô lệ. Việc giành quyền bầu cử cho phụ nữ thì phải mất một thời gian dài hơn thế nữa. Và chúng tôi vẫn đang tìm tòi để thực hiện một liên bang hoàn hảo hơn theo ước mơ của những nhà lập quốc của chúng tôi và những ngôn từ trong Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập và Hiến pháp của chúng tôi. Nhưng trong suốt 224 năm qua, chúng tôi đã học được một vài bài học. Thí dụ, chúng tôi đã thấy rằng những nền kinh tế hoạt động tốt hơn khi báo chí được tự do tố cáo tham nhũng, và những toà án độc lập có thể đảm bảo cho các hợp đồng được tôn trọng, sự cạnh tranh được tiến triển mạnh mẽ và công bằng, và các quan chức nhà nước tôn trọng nền pháp trị.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền bất đồng chính kiến không đe doạ sự ổn định của một xã hội. Ngược lại, nó tạo được niềm tin của người dân vào sự công bằng của hiến pháp của chúng ta, và khiến chúng ta phải thực hiện hiến pháp mặc dù chúng ta không đồng ý một quyết định nào đó. Tất cả những điều này sẽ làm cho đất nước của chúng ta mạnh hơn trong các thời điểm tốt hoặc xấu. Theo kinh nghiệm chúng tôi, giới trẻ sẽ có nhiều niềm tin hơn vào tương lai nếu họ có tiếng nói trong việc định hướng tương lai, trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo chính phủ của họ và có một chính phủ có trách nhiệm đối với những người dân mà chính phủ phục vụ.

Bây giờ, tôi xin nhấn mạnh rằng, chúng tôi không tìm cách và cũng không thể áp đặt những ý tưởng này. Việt Nam là một đất nước lâu đời và bền vững. Các bạn đã chứng tỏ với thế giới rằng các bạn sẽ tự quyết định cho chính mình. Chỉ các bạn mới có thể quyết định với những việc chẳng hạn như có nên chăng tiếp tục chia xẻ những tài năng và ý tưởng của Việt Nam với thế giới; có nên chăng tiếp tục mở cửa Việt Nam để làm giầu đất nước mình với những kinh nghiệm của các nước khác. Chỉ có các bạn mới quyết định xem có nên chăng tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội của mình và củng cố nền pháp trị. Chỉ có các bạn mới quyết định liên kết như thế nào giữa tự do cá nhân và nhân quyền trên nền tảng giầu mạnh của bản sắc quốc gia Việt Nam .

Tương lai của các bạn đang nằm trong đôi bàn tay của mình, đôi bàn tay của nhân dân Việt Nam. Nhưng tương lai của các bạn cũng quan trọng đối với chúng tôi. Vì khi Việt Nam thành công, việc ấy sẽ mang lại lợi ích cho khu vực này cùng các đối tác kinh doanh và những người bạn của các bạn trên toàn thế giới.
Chúng tôi mong muốn được tăng cường sự hợp tác với các bạn trên mọi phương diện. Chúng tôi muốn tiếp tục việc rà soát mìn và những vũ khí chưa nổ. Chúng tôi muốn tăng cường những nỗ lực chung của chúng ta để bảo vệ môi trường bằng cách huỷ bỏ xăng pha chì tại Việt Nam , duy trì nguồn cung cấp nước sạch, cứu nguy những dải san hô và rừng nhiệt đới. Chúng tôi muốn tăng cường nỗ lực trong việc ngăn ngừa và cứu trợ thiên tai, gồm cả những nỗ lực trợ giúp những người bị nguy khốn vì lũ lụt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hôm qua, chúng tôi đã trao cho chính phủ các bạn những bức ảnh vệ tinh từ Hệ thống Thông tin Thiên tai Toàn cầu của chúng tôi – những bức ảnh này cho thấy những chi tiết mới nhất về mức độ lũ lụt tại vùng đồng bằng để trợ giúp Việt Nam trong việc tái thiết.

Chúng tôi muốn tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực khoa học, sự hợp tác được chú trọng trong cuộc họp của chúng ta tại Singapore vào tháng này để cùng nhau nghiên cứu những tác động về sức khoẻ và môi sinh của chất đi-ô-xin đối với người Việt Nam và người Mỹ đã có mặt tại Việt Nam; và sự hợp tác mà chúng ta đang mở rộng hơn trên cơ sở Hiệp định Khoa học và Công nghệ mà hai quốc gia chúng ta vừa ký hôm nay.
Chúng tôi muốn là đồng minh của các bạn trong việc phòng chống những căn bệnh gây tử vong chẳng hạn như AIDS, lao và sốt rét. Tôi vui mừng tuyên bố rằng chúng tôi sẽ tăng gấp đôi sự hỗ trợ của chúng tôi cho những nỗ lực của Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ của nạn dịch AIDS bằng công tác giáo dục, phòng ngừa, săn sóc và chữa trị. Chúng tôi muốn làm việc với các bạn để đưa Việt Nam thành nơi an toàn hơn bằng cách hỗ trợ các bạn để giảm thiểu những thương tích trên đường phố, ở nhà và tại nơi làm việc. Chúng tôi muốn làm việc với các bạn để tận dụng bản Hiệp định Thương mại này, bằng cách cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật để đảm bảo sự thực thi bản Hiệp định thật trôi chảy và đầy đủ, tìm kiếm những phương thức khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của Hoa Kỳ nhiều hơn vào quốc gia các bạn.

Tóm lại, chúng tôi mong muốn xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam . Chúng tôi tin rằng việc này sẽ tốt cho cả hai quốc gia. Chúng tôi tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam có tài năng để thành công trong thời đại toàn cầu mới này cũng như họ đã thành công trong quá khứ.

Chúng tôi biết vậy, vì chúng tôi đã thấy những tiến bộ các bạn đã đạt được trong thập niên vừa qua. Chúng tôi đã thấy tài năng và sự tháo vát của những người Việt Nam đến cư ngụ tại Hoa Kỳ. Những người Mỹ gốc Việt đã trở thành những quan chức dân cử, chánh án, những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực khoa học và trong ngành công nghệ cao. Năm ngoái, một người Mỹ gốc Việt đã có một phát minh toán học làm cho việc điều khiển hội họp từ xa bằng truyền hình với chất lượng cao trở thành dễ dàng hơn. Mọi người ở Hoa Kỳ đều biết đến trường hợp Trần Như Hoàng tốt nghiệp thủ khoa trong khoá học của anh ta tại Trường Võ bị Không quân Hoa Kỳ.

Những người Hoa Kỳ gốc Việt thành đạt không chỉ vì những khả năng độc đáo và tư chất tốt của họ, mà còn vì họ đã có cơ hội để tận dụng khả năng và giá trị của họ. Khi những cơ hội của các bạn tăng lên trong cuộc sống, trong học hỏi, trong việc thể hiện óc sáng tạo, thì không có gì có thể ngăn cản được sự tiến bộ của người Việt Nam. Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ thấy nhân dân Hoa Kỳ luôn sát cánh với các bạn. Bởi vì trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau này, thành công của các bạn cũng thật sự là thành công của chúng tôi.

Cách đây gần 200 năm, vào khởi điểm của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam , hai quốc gia chúng ta đã cố gắng nhiều để đàm phán một Hiệp định Thương mại, tương tự như Hiệp định Thương mại mà chúng ta đã ký hôm nay. Nhưng cách đây 200 năm, những cuộc đàm phán này đều thất bại, và không một hiệp định nào được ký. Hãy nghe lời phát biểu của một sử gia nói về chuyện gì đã xảy ra cách đây 200 năm, và thử nghĩ xem trong hai thế kỷ nay, câu nói này đáng ra phải được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rồi. Ông ta nói rằng: “Những nỗ lực này đã thất bại vì hai nền văn hoá xa lạ đã cùng lên tiếng mà không chịu lắng nghe nhau, và tầm quan trọng của bên này đối với bên kia không đủ sức thuyết phục để vượt qua những trở ngại này.”

Hãy chấm dứt vĩnh viễn những ngày tháng khi chúng ta nói át lẫn nhau. Hãy công nhận vai trò quan trọng của mỗi bên. Chúng ta hãy tiếp tục giúp nhau hàn gắn những vết thương chiến tranh, không phải bằng cách quên đi sự dũng cảm cũng như những thảm kịch của các bên, mà bằng tinh thần hoà giải và sự can đảm để xây dựng một tương lai xán lạn hơn cho con em chúng ta.

Mong rằng con em chúng ta sẽ học được ở chúng ta bài học cho thấy rằng: là những con người thiện chí và thông qua những cuộc đối thoại tôn trọng lẫn nhau, người ta có thể phát hiện và tái phát hiện tính nhân văn chung cho cả hai phía và một quá khứ thật đau thương có thể được bù đắp trong một tương lai hoà bình và thịnh vượng.

Cám ơn các bạn đã chào đón tôi, gia đình tôi và những thành viên trong đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Cám ơn lòng tin vào tương lai của các bạn.

Chúc các bạn sức khoẻ và thành công.

Ngày 17-11-2000. Nguồn TTXVN (Tham khảo đặc biệt)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tư 3, 2014 in Chính trị

 

Nhãn: , , , , , , , , , , , ,

Cờ vàng chống cộng – Vừa ăn cướp vừa la làng

cxn

Đọc mấy cái “BÌNH LOẠN” của CXN (Cờ.. hó.. xứ người) mà thấy được đầy đủ cái khốn nạn của đám tay sai ngụy quyền xưa chưa biết hối cải, đúng là “không ăn được thì đạp đổ” cho nên “thèm ăn giả gắp cho người” là bản chất của đám VNCH (Vong Nô Chó Hoang) – Đấy là Human Rights Watch ?

Tôi chẳng có thời gian để mà viết về mấy cái con cờ.. hó này nên sưu tầm những bài viết của các bạn yêu nước trên mạng đã viết về chúng, cái giống mà trong thế giới văn minh ngày nay họ vẫn chưa biết đặt tên cho chúng là giống gì?


Con người ta sinh ra, có kẻ thông minh, có kẻ ngu tối. Có kẻ mới sinh ra đã bộc lộ tư chất thông minh, có người vừa ra đời sự đần độn đã hiện ngay ra mặt. Để đánh giá một người thông minh, người ta có nhiều cách gọi: năng động, thức thời, thông thạo.

Để nhận xét một kẻ ngu dốt, chúng ta nói: tối dạ, ngu muội, ngu đần, ngu xuẩn, ngu lâu, cuồng tín,…

Có người có học thức thì đem vốn kiến thức uyên bác để phục vụ cộng đồng, phục vụ cho đất nước, dân tộc. Có người đem sự hiểu biết, lanh lợi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, phản dân, hại nước, những con người vừa ở trạng thái vừa có học vừa cuồng tín, cực đoan thì càng gây hại cho dân tộc gấp nhiều lần những kẻ vô học, võ biền.

Trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại có nhiều kẻ như vậy, nhưng đặc biệt và nguy hiểm nhất đó là Võ Văn Ái, một tên Lê Chiêu Thống chánh hiệu, Y hội đủ tính cuồng si, ma mãnh, xảo trá mà những kẻ khác khó qua mặt được, bà con Việt kiều tại Pháp đã gắn một nickname “gian hùng” để gọi kèm theo tên Võ Văn Ái.

Cặp “Mèo mả- gà đồng” Võ Văn Ái – Ỷ Lan

Vậy thì Võ Văn Ái là thằng “cha căng chú kiết” nào mà ghê trời vậy ? chúng ta lược sơ về nhân vật này, muốn tìm hiểu kỹ chỉ cần lên Google gõ một phát thì có cả ngàn tài liệu nói về Y. Người Việt Nam cả ở trong nước và nước ngoài đều đã hiểu rõ bộ mặt thật của Võ Văn Ái, một nhân vật “gian hùng” trong nhóm người Việt lưu vong chuyên cấu kết với các phần tử phản động, cơ hội chính trị để chống phá lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Bề dày về thành tích phản dân hại nước của “Gian hùng” Võ Văn Ái ngày càng chồng chất, Sự vong bản ngày càng bộc lộ, ôm chân ngoại bang, được sự hà hơi, tiếp sức của một vài tổ chức phản động, Võ Văn Ái cùng đồng bọn đã tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện các mưu đồ chống phá tổ quốc Việt Nam.

Bài tham luận của ông Võ Văn Ái trình bày ngày 2-6/11/2011 nhân kỷ niệm 25 năm giải nhân quyền quốc tế (Rafto) tại Na Uy đó là một sự vu khống trắng trợn, xúc phạm danh dự của một dân tộc. Trước hết ta tìm hiểu cái giải RAFTO là cái giải quái quỷ gì vậy ? mà sao lắm kẻ tung hô, sẵn sàng phản dân, hại nước để được khoác lên mình chiếc áo giả “Khôi nguyên” về nhân quyền ? Cũng xin nói rõ toạc móng heo cho mọi người rõ là RAFTO chỉ là một nhóm tư nhân loe ngoe vài mống giống đám cờ vàng CCCĐ/CCCC/CCKC… ở Bolsa, lập ra để quyên tiền bá tánh và xin “phân” (fund) tài trợ.

Cụ nào muốn “Chảnh” loè thiên hạ, khoái “Zợt le” thừa tiền, không biết có sài hết không khi “quỹ dương gian” lại chẳng còn là bao lại muốn trên vách tường nhà treo bằng chứng nhận “nhân quyền RAFTO” thì cứ việc xin mời xì tiền ra sẽ thoả mãn ngay cho những não trạng vọng ngoại. Những người không biết cứ tưởng RAFTO là cái gì ghê gớm lắm nhưng thực tế, nó chẳng khác chi cái bằng “Tiến sĩ” trong cái “lò ấp” mà vài ông ở Việt Nam qua Hoa Kỳ “Tu nghiệp” mua về để lòe thiên hạ thèm chơi. Chính điều mù mờ đánh lận con đen đó mà lão sư hổ mang “Đại hoà thượng” Thích quảng Độ đeo đuổi nhiều năm nay, đến nỗi phải ăn “Cơm cân” trong trại giam của Việt Nam.

Thế thì vì lẽ gì mà lão hoà thượng “khả kính” phải chấp nhận cái giá đó , phải hạ mình trước tên “gian hùng” Võ Văn Ái ? ta nghe Thích Quảng Độ nói với Ái ” Ái ! kiếm cho thầy cái giải gì cũng được…”. À thì ra miễn là cái giả gì đó nghe cho nó kêu, có chữ tây, có chữ “quốc tế” để cho Thầy dán vào mặt, đó là lá buà “hộ mạng” có làm gì sai quấy bị chính quyền Việt Nam trừng phạt thì la làng lên rằng bị đàn áp cho nó ép phê với thế giới . Xin bái phục , thật là độc chiêu !

Trên một số báo mạng có địa chỉ ở nước ngoài, Võ Văn Ái đã nhân danh cái gọi là “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, Ủy ban ấy do chính Ái làm chủ tịch và điều hành, cùng với một nữ cộng sự đắc lực người Anh là Penelope Faulkner – có cái tên Việt Nam khá quen thuộc với cộng đồng người Việt hải ngoại là Ỷ Lan và cũng là thứ phi của Võ Văn Ái. Cặp “mèo mả gà đồng” này tung hứng với nhau rất nhịp nhàng trong việc “tranh đấu cho quyền làm người”, cứ y như rằng ở Việt Nam, không ai có cái quyền ấy vậy ,chẳng lẽ 90 triệu dân đang sống hạnh phúc là quyền sống của “con” gì ?? ! Chỉ nghe danh xưng này thôi cũng đủ thấy tên “gian hùng” này chém gió đến cỡ nào, nhưng nó lại đánh đúng vào não trạng “chập cheng” của một số người mà khi sinh ra chữ “đần” và “ngu” được khắc vào mặt. Võ văn Ái láo lếu, tự phụ dám cho mình cái quyền “dạy bảo” và “chăm sóc” về quyền làm người cho dân tộc Việt Nam ư ?.

Vẫn chưa hết sự lếu láo – bản chất của một tên có đầu óc phi dân tộc, Ái còn lớn tiếng đòi xóa bỏ một số điều trong Bộ luật Hình sự mà ông ta cho rằng, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng làm công cụ để kết tội những người bất đồng chứng kiến, chống đối (như sư hổ mang Quảng Độ, Nguyễn văn Lý…) Đồng thời ông ta đòi trả tự do ngay “tức khắc” cho những người vi phạm pháp luật đã bị kết án. Đến đây chắc có lẽ những người dân Việt đang sống và làm chủ một đất nước đã và đang đạt được những thành tựu về phát triển ngoạn mục về kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống không khỏi bất bình và phận nộ với những tuyên bố nổ hơn sấm sét, sặc mùi tanh tưởi của kẻ ngậm máu phun người của tên “gian hùng ” này.

Ta lại nghe tiếp đám ma trơi này đánh bóng nhau như thế nào, Trong bài tham luận ái nói về Quảng Độ : “… Ngài vẫn là người tù ngay trong chùa viện của ngài ở Saigon, bị cấm tự do di chuyển và không được tự do tiếp xúc với mọi người. Bị tù đày, lưu xứ rồi quản chế suốt ba mươi năm qua chỉ vì những lời kêu gọi ôn hòa của ngài cho tự do và nhân quyền.” Thật là trơ trẽn đến lố bịch của tên miệng lưỡi gian hùng.

Ta nghe Ái chém gió tiếp: “Trước tiên tôi gửi lởi chào mừng nồng nhiệt đến tất cả quý vị khôi nguyên Giải Nhân quyền Quốc tế Rafto nhân lễ kỷ niệm 25 năm tại thành phố Bergen. Chúng ta chưa hề gặp nhau, ấy thế mà chúng ta như cùng một nhà. Một gia đình đặc biệt do một con người đặc biệt lập nên – đó là Giáo sư Thorold Rafto, mà thần trí ông thở phà vào một phong trào đem lại biết bao hứng cảm cho nhân dân trong thế giới”. Đến người không am hiểu nhiều về chính trị thì cũng biết Quảng Độ đã và đang làm gì , nếu chính quyền VN mà cấm đoán, lưu đày cái ông sư hổ mang này thì làm gì có chuyện Quảng Độ chuyển “nguyện vọng” đến đại hội này ?.

Kẻ vọng ngoại ôm châm ngoại bang di căn này nói: Hòa thượng nói với tôi: “Ước chi tôi là chim, tôi sẽ cùng đạo hữu bay đến Bergen”. Nếu Hòa thường có mặt ở đây, Hòa thượng sẽ trình bày cho quý liệt vị nghe về sự đàn áp và lạm quyền mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng mỗi ngày tại Việt Nam…”

Vẫn chưa hết ta buộc phải nghe tiếp Ái nói “…Rằng Việt Nam bắt Hòa thượng phải im lặng và giam cầm một hiền nhân lương hảo không cho nói lên những gì quý liệt vị muốn am tường về chế độ Cộng sản. Nạn buôn bán phụ nữ và thiếu nữ phát triển một cách hoảng sợ, thường với sự đồng lõa của Công an và giới chức Đảng…”. Võ văn Ái cố vận động cho Thích Quảng Độ ẵm cái giả để hù thiên hạ chơi vừa trả nợ cho “thầy” vì móc hầu bao của Quảng Độ khá nhiều tiền cho chiến dịch “lăng xê” và “chà bóng” tên sư hổ mang kẻ phá hoại khối đoàn kết phật giáo.

Tóm lại việc làm của Võ Văn Ái không nhằm mục đích gì khác là tiếp tục xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền, tôn giáo, nói xấu, bôi nhọ chế độ, kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Không hơn không kém, Võ Văn Ái chỉ là kẻ nhận tiền tài trợ để làm tay sai cho các thế lực thù địch thực hiện những hành vi chống phá, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, Tổ quốc Việt Nam.

Houston 5-9-2012
Amari tx

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Hai 13, 2014 in Chính trị

 

Nhãn: , , , , , , , ,

VỠ MỘNG

CXN

Đọc mấy cái “BÌNH LOẠN” của CXN (Cờ.. hó.. xứ người) mà thấy được đầy đủ cái khốn nạn của đám tay sai ngụy quyền xưa chưa biết hối cải, đúng là “không ăn được thì đạp đổ” cho nên “thèm ăn giả gắp cho người” là bản chất của đám VNCH (Vong Nô Chó Hoang) – Đấy là Human Rights Watch ?

Tôi chẳng có thời gian để mà viết về mấy cái con cờ.. hó này nên sưu tầm những bài viết của các bạn yêu nước trên mạng đã viết về chúng, cái giống mà trong thế giới văn minh ngày nay họ vẫn chưa biết đặt tên cho chúng là giống gì?


Xichloviet

Phải có “mộng” thì mới có việc “vỡ”. Mộng càng cao khi vỡ thì càng đau. Mộng thì ai chẳng có, và ai cũng đã hơn một lần vỡ mộng. Thế nhưng vỡ mộng nhiều nhất và cay cú nhất không thể ai hơn được mộng “cờ vàng.”

Từ việc “mộng” dân cờ vàng làm những chuyện xưa nay hiếm so với các chủng tộc khác trên đất Mỹ mà chỉ có cộng đồng người Việt mới hiểu nổi, chính là bởi mộng này không được xây dựng từ những khát khao đời thường mà từ những hoang tưởng do hận thù sinh ra.

Đã có mộng thì ắt sẽ có người lợi dụng sự khát khao đó để khai thác trục lợi, bằng cách làm cho người mộng tưởng rằng mộng sắp thành đến nơi rồi mà giá phải trả cho nó thì quá rẻ. Người dệt mộng cho người ta để thu lợi phải biết rõ tâm lý khách hàng và chọn thời cơ thích hợp. Nó cần có khiếu và có thủ đoạn. Được mách bu và được đích thân bu vỗ về là giấc mộng của cờ vàng. Mộng đơn giản nhưng là mộng không bình thường, mộng khó thành, cho nên cứ ai đưa ra được kế hoạch hấp dẫn để mơ là cờ vàng sướng lắm.

Dựa vào tâm lý rất nhiều người còn ôm mộng cờ vàng, mới đây một số người đã tạo ra chiếc bánh vẽ vô cùng hấp dẫn cho dân mộng cờ vàng là được mách bu trực tiếp với tổng thống Mỹ. Những người chủ xướng này có lợi thế về truyền thông đã tạo ra chiếc bánh vẽ rất hoàn hảo làm cho dân cờ vàng có cảm giác bềnh bồng hạnh phúc và thấy mộng và thực đã dến rất gần nhau rồi mà mỗi người chỉ cần làm công việc đơn giản là ký vào một bản thỉnh nguyện thư gửi cho ông Obama. Họ đã thành công ngoài mong đợi.

Vỡ mộng đã quá nhiều, bị lừa cũng quá nhiều, hẳn phải có sự thuyết phục nào đó rất mạnh dân cờ vàng mới có được niềm tin. Hơn nữa, đã qua thế kỷ 21, tạo được niềm tin cho những mộng tưởng từng bị tan vỡ nhiều lần không hề dễ. Thế nhưng vẫn có kẻ làm được, và đã cho được cả trăm ngàn người ăn bánh vẽ.

Những trò chơi mị dân để kiếm phiếu ở các nước tư bản nhan nhản đủ loại hình thức, nó thường diễn ra vào mùa bầu cử. Anh nào cũng muốn sáng tác ra được những chiêu câu khách độc đáo mới lạ mà trò chơi We The People mới ra lò ở Mỹ là một ví dụ. Trò chơi này quy định, bất cứ đệ đạt nào có được 25 ngàn chữ ký sẽ được tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc . Quá dễ chơi. Gặp bu là giấc mơ của cờ vàng từ lâu vì đó là cơ hội để mách bu những uất ức trong lòng. Thế là một vài tay khôn ngoan chớp ngay lấy cơ hội để chích ngay vào giấc mơ gặp bu của cờ vàng. Những tay này biến tấu trò chơi thành cuộc gặp tổng thống hằng mơ ước của cờ vàng.

Bằng những thủ thuật tuyên truyền đưa cộng đồng cờ vàng lên mây, rằng họ là một lực lượng quan trọng mà bu phải quan tâm, rằng số lượng chữ ký dù ảo hay thật cũng sẽ tạo sự chú ý đặc biết của nhà trắng đối với cộng đồng cờ vàng và việc mách bu chắc chắn sẽ có hiệu quả và ảnh hưởng rất lớn. Rằng đây là dịp tốt để cộng đồng cờ vàng biểu dương lực lượng cho bu thấy họ vẫn còn trên đời này, họ là một kho phiếu mà bu phải để mắt tới. v.v. . . Có tay còn nổ là thời cơ đã đến và ngày cắm cờ vàng ở Sai gon đang đến gần.

Các website và truyền thông cờ vàng vận động tích cực cho giấc mơ gặp bu và tuyên bố đạt được trên 130 ngàn chữ ký. Chẳng biết con số này có được bao nhiêu phần trăm chính xác tuy nhiên người ta thấy những người cầm đầu chiến dịch vận động này thì hưng phấn phát ngôn vung xích chó nổ banh nhà lồng chợ.

“Nếu chúng ta đạt 25,000 Tổng Thống sẽ trả lời cho 25,000 người nhưng nếu 100,000 người, Tổng Thống sẽ phải hồi đáp cho 100,000 người. Trong trường hợp đạt nổi con số 200,000 thì sức mạnh của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ rất lớn và có khả năng làm thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với CSVN.”(1)

Thỉnh nguyện thư theo đúng nghĩa tiếng Việt là thư thỉnh cầu, là thư xin xỏ, thế nhưng các anh cờ vàng phát biểu cứ như là bố của bu không bằng. Vào được tòa Bạch Ốc các anh hồ hởi bao nhiêu thì khi bước ra các anh tẽn tò bấy nhiêu. Cứ như con gà rù xệ cánh, thất vọng não nề. Thất vọng vì những gì các anh tưởng tượng trong đầu, những gì các anh nổ nó đảo ngược tất cả.. Không hề gặp bu, không có đón chào, không có hứa hẹn, chỉ thấy mấy ô sin tập sự của bu ra tiếp. Bu quá coi thường sức mạnh của 130 ngàn chữ ký, bu không thèm để mắt đến cả ngàn dân cờ vàng từ 49 tiểu bang đang chịu lạnh giá đứng ngoài kia. Bu không biết được rằng sức mạnh cờ vàng đang hiện diện ở ngoài kia, biểu hiện rất rõ bằng sự tham dự của cờ vàng từ 3 tháng đến 93 tuổi.(2)

Thế mà bu không đả động gì đến nguyện vọng của cờ vàng. Tự ái cờ vàng nổi lên đùng đùng, tức quá cờ vàng vùng vằng bỏ về và bộc lộ luôn cái văn hóa cờ vàng, chửi bu là đồ … vô lễ.(3)

Mắng bu xong các anh lại tự hào với nhau rằng, chỉ có nước tự do như cái xứ của bu mới có quyền được chửi bu như thế mà chẳng ai dám làm gì, Cộng Sản làm sao mà có được cái thú rất sướng là chửi bu? Cái này các anh cũng tự hào lâu rồi. Tự hào được chửi nhau, tự hào vì thằng nào cũng có quyền chửi thằng kia, có quyền đưa cho thằng kia bưng bô mà vô sự chẳng làm gì được nhau. Nay các anh lại tự hào được tự chửi bu thì có lạ gì. VN làm gì có được quyền này, vì ở VN chửi bu thì sẽ chẳng còn răng ăn cháo mà mách cảnh sát thì cảnh sát nó còn khuyến mãi cho vài quả vì mất dạy.

Dân cờ vàng có cái văn hóa là cứ không hài lòng là … chửi, cho nên không ai lạ gì cờ vàng chửi bu là vô lễ. Nộp đơn xin xỏ mà lại đi chửi người ta, giống y như những thằng xì ke đi xin đểu. Cũng thông cảm cho các anh vì các anh quá bức xúc, chuẩn bị cho cái ngày ra mắt bu cả tháng rồi mà xôi hỏng bỏng không. Hơn nữa quả là khó ăn nói với đồng hương lý do tại sao bu chẳng đoái hoài các anh, các anh đã lỡ nổ là Tổng thống xin gặp đại diện cộng đồng cờ vàng mà sao chỉ thấy ô sin, rõ là bu chơi đểu chứ các anh có nói láo đâu.

Xưa nay các anh từng tự hào là mang truyền thống oai hùng VNCH. Đã là cờ vàng thì không bao giờ chịu thua. Thế là về nhà các anh lại an ủi nhau và bàn tính chuyện mách bu kiểu khác. Các anh không cộng nhận trò mách bu vừa qua thất bại thê thảm mà các anh an ủi nhau là …. HUỀ. Đố có ai giải thích được các anh muốn nói cái gì. Ngẫm lại thì cái này cũng không lạ vì mấy chục năm trước các anh phải cởi quần lẫn vào dân để trốn chạy mà các anh còn chưa chịu thua, đổ tại bu “bỏ rơi” chứ các anh còn anh hùng lắm thua sao được. Lần này chưa gặp bu được thì còn lần khác, sao gọi là thất bại được cho nên các anh nhứt trí với nhau là HUỀ để bơm hơi tiếp tục động viên khí thế cho nhau mách bu tiếp.

Các anh cũng cố nặn óc lý giải tại sao bu không bỏ chút thời giờ ra gặp mình và mừng rỡ khi vớ được cái phao, các anh lý giải rằng: Ngày hẹn cờ vàng bu bận họp khẩn với thủ tướng Do Thái để bàn chuyện hạt nhân Iran. Chuyên vô cùng hệ trọng như thế cho nên bu không thể gặp cờ vàng chứ bu nào có bỏ cờ vàng. Thì ra nhờ các anh người ta mới biết là bu của các anh cũng học cái kiểu “họp đột xuất” như phường xã, tổ dân phố ở VN đấy chứ. Anh Do Thái này cũng vô lễ nốt, vào nhà trắng “đột xuất” chẳng cần thông qua ban nghi lễ tiếp tân gì cả cho nên bu mới lỗi hẹn cờ vàng. Cũng nhờ cuộc họp này mà các anh có được thêm một mớ dân Do Thái, Ả Rập đứng biểu tình ngoài kia để đếm chung với cờ vàng, hay không bằng hên.

Tháng này là tháng kỵ bu nên các anh gặp xui đủ điều. Đại sứ tại VN của bu hẹn gặp các anh tại quận Cam không hiểu thế nào mà cũng xù luôn để các anh lóng ngóng tẽn tò. Thua me định gỡ bài cào mà bu không cho gỡ. Không cho gỡ nhưng vẫn tự an ủi là “huề” cho nó đỡ tủi thân. Sao mà cái giấc mộng gặp bu nó gian truân đến thế.

Mách được bu thì sướng thật nhưng hy vọng bu làm được gì thỏa nguyện vọng cờ vàng thì các anh đã có kinh nghiệm nhiều rồi, không dám kỳ vọng. Ngày xưa bu phán một tiếng các anh co vòi ngay lại. Ngày các anh trốn chạy, tướng tá cao cấp các anh chạy vào phi trường bị quân cảnh Mỹ chận lại chờ xin phép bu mới được vào.(4) Đất nước các anh mà tướng tá các anh phải xin phép thằng quân cảnh cùi bắp. Bu chưa kịp cho các anh vào, các anh dọa tự tử để gây áp lực bu chứ cũng chẳng dám trách bu một lời. Ngày nay đại diện của bu vào thăm “cha Lý” thần tượng cờ vàng của các anh bị CS nó quật ngã vứt lên xe mà bu chỉ dám “quan ngại” thôi chứ có dám làm gì nó đâu.(5)

Ủy Ban Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc vứt bu ra rìa, còn thằng CS nó lại lăm le ứng cử vào cái Ủy Ban này nhiệm kỳ 2013 – 2016 thì bu ăn nói thế nào đây? Thế nên đem nhân quyền ra để Mách bu của các anh chỉ còn ý nghĩa là báo cho bu biết là bu ơi bu đừng quên là có một cái cộng đồng cờ vàng bu đang bảo bọc.

Ngày xưa cờ vàng bám váy bu, bu không cho tiền thì dọa không thèm đánh, ngày nay thì nghĩ hết cách mới dọa bu được một câu là nghỉ chơi bu đem phiếu cho thằng khác, nghĩ rằng bu sẽ sợ mà giang tay ra đón cờ vàng.

Mấy hôm nay cờ vàng lại mất ngủ vì vỡ mộng. Ôi chỉ mộng gặp bu mách vài câu mà sao nó nhiêu khê đến thế. Cờ vàng lại trách bu, lại trách nhau, trách đời, trách chúa. Nhưng cờ vàng vẫn mộng bởi cờ vàng đến hôm nay vẫn chưa biết soi gương để biết được mình là ai.

(1) http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9013

(2) http://kbchn.net/news/Tin-Noi-Bat-Trong-Ngay/Audio-thai-do-vo-le-cua-Toa-Bach-Oc-2118/

(3)http://kbchn.net/news/Tin-Noi-Bat-Trong-Ngay/Audio-thai-do-vo-le-cua-Toa-Bach-Oc-2118/

(4) Thú nhận của Đại Tá không quân VNCH Phạm Đình Cương

(5)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110106_usdiplomat_nguyenvanly.shtml

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Hai 6, 2014 in Chính trị

 

Nhãn: , , , , , , , , , , , ,

KHI CON CHIÊN CỜ VÀNG ĐÒI “ĐỐI THOẠI”

CXN

Đọc mấy cái “BÌNH LOẠN” của CXN (Cờ.. hó.. xứ người) mà thấy được đầy đủ cái khốn nạn của đám tay sai ngụy quyền xưa! Đúng là “không ăn được thì đạp đổ” hay là “thèm ăn giả gắp cho người” là bản chất của đám VNCH (Vong Nô Chó Hoang)!

Đấy là Human Rights Watch?

Tôi chẳng có thời gian để mà viết về mấy cái con cờ.. hó này nên sưu tầm những bài viết của các bạn yêu nước trên mạng đã viết về chúng, cái giống mà trong thế giới văn minh ngày nay họ vẫn chưa biết đặt tên cho chúng là giống gì?


Xichloviet

Bất cứ ai muốn phản bác hay phủ nhận những sự kiện lịch sử này xin mời lên tiếng” Đó là câu thường thấy trong các bài viết của Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc. Câu nói thường được ông đặt trong các bài viết của ông như thách thức những kẻ xuyên tạc lịch sử phản biện lại. Câu này cũng cho thấy sự tự tin tuyệt đối vào những gì mình viết ra và sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Điều này chỉ có được ở những trí thức có tâm, có tầm và có bản lĩnh.

Dường như chưa hề có phản biện có giá trị nào ngoài những lời miệt thị bôi nhọ chụp mũ ông. Vì sao? Vì ông đã làm công việc nghiên cứu rất công phu để tập hợp rất nhiều những tài liệu bằng nhiều nguồn dẫn chứng tin cậy khắp nơi có sức thuyết phục rất cao để đập lại những luận điệu của các con chiên muốn bẻ cong lịch sử.

Xưa nay dân chống cộng cờ vàng thường thích sử dụng từ “đối thoại” để “nói chuyện phải quấy “ với những người không cùng quan điểm. Tuy nhiên hầu hết cái gọi là “đối thoại “ của dân cờ vàng nếu không phải là đưa yêu sách cực đoan thì cũng chỉ là chửi bới moi móc để hạ nhục người khác không hề có thiện chí, không hề có chứng cớ và lý luận tối thiểu.

Chu Tất Tiến là một người như thế. Hắn là con chiên cờ vàng di cư cuồng tín, và dĩ nhiên con chiên này có mối thâm thù cộng sản tận xương tủy. Những bài viết của hắn luôn lồng vào nội dung xuyên tạc chống cộng kịch liệt. Con chiên này là một trong những gương mặt nổi bật đại diện con chiên chống cộng cho chúa.

Ông Trân Chung Ngọc, một người Việt đang định cư ở Mỹ, một công chức VNCH, một sĩ quan VNCH, một giáo sư đại học ở Miền Nam VN lại đi viết bài ca ngợi những chiến công của Việt Minh, lại đi viết bài phơi bày tội ác giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã thì rõ ràng ông là cái gai nhức nhối trong con mắt con chiên Chu Tất Tiến là điều quá dễ hiểu.

Mới đây Chu Tất Tiến có bài viết đầy giận dữ, với những lời lẽ đường phố nhắm vào ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang và một vài người khác. Điều đáng nói là cuối bài viết hắn “mời”ông Trần Chung Ngọc và ông Nguyễn Mạnh Quang đến “đối thoại” với hắn. Thái độ xấc láo sử dụng chữ “mời” trong ngoặc kép đủ cho thấy hắn chơi đểu, và dĩ nhiên hắn biết chắc sẽ không thể có cuộc “đối thoại” nào như thế xảy ra, đơn giản chỉ vì các vị này chẳng bao giờ nhận lời một kiểu “mời” du côn đểu cáng như vậy. Cuối cùng hắn xổ luôn kết luận và chụp luôn cái mũ là “chúng chỉ là những tên Chí Phèo khốn kiếp làm tay sai cho bọn Cộng Sản mãi quốc cầu vinh“ nếu không nhận lời hắn.

Kiểu lưu manh láu cá mời đểu, mời mà sợ người ta đến, mời mà biết chắc người ta không nhận lời, rồi kết luận rằng nếu không nhận lời là “tay sai cộng sản” Chu Tất Tiến phần nào đã làm hả dạ những con chiên chống cộng cho chúa lâu nay vô cùng cay cú với các ông TCN và NMQ. Mục tiêu như thế đã thành công.

Những đề tài hắn nêu ra để “đối thoại” gồm :

a-Công Giáo và Vatican là kẻ thù của dân tộc.
b-Lá cờ vàng ba sọc đỏ là của Vatican.
c-Vatican là kẻ từng điều khiển, giật dây chính quyền Ngô đình Diệm, và nay vẫn muốn áp đặt chính sách của Vatican lên đất nước Việt Nam.

Chu Tất Tiến sẽ lo địa điểm và thông tin cho bà con đến dự.

Hãy tưởng tượng nếu có một cuộc “đối thoại” kiểu như thế thì sao?

Khán phòng sẽ chật cứng con chiên cờ vàng đằng đằng sát khí, cờ vàng sẽ treo kín từ ngoài vào trong. Ông Trần Chung Ngọc và ông Nguyễn Manh Quang sẽ đứng trong vòng vây con chiên đang dâng trào căm phẫn, phải chào cờ vàng, mặc niệm và buổi “đối thoại” sẽ biến thành cuộc đấu tố những gì hai ông đã viết về chúa của họ. Đó là điều có thể thấy trước.

Kẻ cuồng tín u mê như Chu Tất Tiến và các con chiên cờ vàng khi đọc những bài viết của các ông Trần Chung Ngọc và Nguyễn mạnh Quang thì chỉ biết lồng lộn nhảy dựng lên mà chửi chứ chẳng biết phải làm gì vì các ông nói đúng quá, dẫn chứng minh bạch đầy đủ quá và dĩ nhiên với trình độ chỉ đủ để chống cộng cho chúa như Chu Tất Tiến thì chỉ biết ôm hận vào lòng rồi nặn óc ói ra được một bài thách thức như thế chứ làm sao mà phản biện cho được.

Có rất nhiều công cụ, phương tiện để Chu Tất Tiến viết bài phản biện các bài viết của ông TCN và NMQ nhưng chưa hề thấy bài viết nào của hắn có thể gọi là “phản biện” cả. Nếu loại ra những từ ngữ chửi bới bôi nhọ lăng mạ cá nhân và những lời ca ngợi chúa của hắn thì những bài gọi là bài “phản biện” của hắn chỉ còn tờ giấy trắng.

Thế giới phẳng ngày nay người ta rất dễ dàng kiểm chứng được ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang là ai, đã viết những gì và có gì sai chỉ bằng một cú click chuột . Một con chiên u mê như Chu Tất Tiến khi thấy có ai chọc vào cái đức tin của hắn thì hắn chỉ biết la lối kiểu như hắn viết ngay trong đầu bài : “Nhóm chống Công giáo (Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Quang Diệu, Trần Tiên Long, Hòa Bình…) thực sự là bọn lưu manh, ác ôn, muốn chia rẽ tôn giáo, chứ không phải là những nhà nghiên cứu.”

Chu Tất Tiến không thể dẫn chứng điều gì cho những lời lẽ tố khổ đó. Một là Chu Tất Tiến cho rằng độc giả sẽ tin ngay những gì hắn nói một cách mù quáng giống y như hắn tin vào thiên chúa, “phúc cho những ai không thấy mà tin”. Hai là hắn quá coi thường độc giả , Ba là hắn quá ngu nếu nghĩ rằng độc giả sẽ bị hắn thuyết phục chỉ đơn giản bằng những lời lẽ mạt sát mất dạy.

Nếu Chu Tất Tiến có đủ trình độ và lý lẽ hắn hãy phản biện những bài viết của các ông TCN và NMQ ngay trên các website ca tô của hắn, trên blog cá nhân, chẳng việc gì phải bày trò thách chức “đối thoại” . Tôi đoan chắc rằng Chu Tất Tiến không thể có khả năng đó. Chỉ cần một đứa trẻ con trích vài dòng trong thánh kinh để “đối thoại” đủ làm cho Chu Tất Tiến ú ớ rồi.

Những đề tài Chu Tất Tiến đưa ra để thách thức đối thoại thì buồn thay cho hắn, nó đúng y như thế nếu chúng ta chịu khó ngồi đọc hàng ngàn trang tài liệu viết về nó trên internet. Nếu click vào từ khóa Trần Chung Ngọc hay Nguyễn Mạnh Quang, độc giả sẽ thấy ngay những bài viết của hai ông và được dẫn đến những tài liệu của cả thế giới nói về chúa của hắn ra sao và tự thân những tài liệu này đã trả lời cho Chu Tất Tiến những điều hắn muốn “đối thoại”.

Trong một bài được gọi là “ thư ngỏ gửi tiến sĩ Trần Chung Ngọc” Chu Tất Tiến viết : “Thà đối diện với Cộng Sản, chứ không trao đổi ý kiến với những tay sai” hàm ý nói ông Trần Chung Ngọc là “tay sai cộng sản” . Việc chụp mũ này quá quen thuộc đối với dân cờ vàng khi bị bế tắc về lý luận, hạn hẹp về tri thức, chụp mũ là con đường thoát thân duy nhất.

Bày trò “đối thoại” để chứng tỏ ta có chút đỉnh vốn tri thức nhưng biết chắc chẳng ai thèm nhận lời là một thủ đoạn kiểu giang hồ chẳng mới mẻ gì. Chu Tất Tiến hẳn đang hả hê tưởng rằng hắn đã ghi điểm gỡ gạc được với mọi người. Nhưng hắn chỉ đánh lừa con chiên mà thôi.

Hai ông Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang đã từng lôi cái đức tin mù của các con chiên như Chu Tất Tiến ra để mổ xẻ và mổ luôn cả kinh thánh, mổ luôn cả thiên chúa mà hắn đang mù quáng tin vào. Trong thời VNCH điều này là không hề xảy ra và không thể xảy ra. Cho nên Chu Tất Tiến thực sự bị sốc nặng bởi những bài viết của hai ông. Thay vì suy gẫm và ứng xử như một con người, Chu Tất Tiến suy gẫm và ứng xử như một con chiên mù cho nên chuyện hắn cay cú hai ông là điều tất yếu.

Chu Tất Tiến có đau lòng xót dạ vì bị hai ông TCN và NMQ chọt vào cái nỗi đau cờ vàng, chọt vào cái đức tin mù của hắn thì chỉ còn cách duy nhất là hãy cố cầu nguyện cho thiên chúa toàn năng của hắn trừng trị họ đi, chứ khả năng của hắn không thể nào phản biện được những ông này đâu. Đó là điều chắc chắn. Nếu yêu cầu Chu Tất Tiến ngồi xuống để “phản biện” hai ông TCN và NMQ mà không được phép chửi, không được phép mạt sát chụp mũ thì Chu Tất Tiến chỉ “phản biện” được một chữ: Amen.

Nhân dân Việt Nam

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Mười Hai 5, 2013 in Chính trị

 

Nhãn: , , ,